Các chất dinh dưỡng trong tổ yến là gì mà được gọi là tiên dược?

Yến tươi và yến khô

Ngày nay, tổ yến đã không còn là loại dược liệu xa lạ với mọi người, nhất là những bệnh nhân cần hồi phục nhanh chóng hay những người có nhu cầu cải thiện và nâng cao sức khỏe. Nhưng liệu bạn đã hiểu hết về loại “tiên dược” này? Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các chất dinh dưỡng trong tổ yến cùng công dụng của chúng nhé!

Các chất dinh dưỡng trong tổ yến bao gồm những gì?

Yến sào là loại thực phẩm chức năng được làm ra từ nước bọt của loài chim yến. Vốn là loài động vật phổ biến sinh sống tại các hang động ở Nam hoặc Đông Á, Ấn Độ Dương, quần đảo Thái Bình Dương,… Để thu hoạch được những chiếc tổ yến quý giá, người ta thường mất rất nhiều công sức cũng như gặp rất nhiều sự mạo hiểm. Ngoài ra, thời gian để làm sạch một tổ yến cũng kéo dài lâu, trong vòng từ 8 đến 10 tiếng.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, với các chất dinh dưỡng trong tổ yến, loại thực phẩm này từng được sử dụng như một loại súp để chữa bệnh từ thời nhà Đường và nhà Sung. Tương truyền rằng, hoàng đế Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc) và vua Minh Mạng (Việt Nam) đã từng dùng yến sào hằng ngày thay cho cơm, vì tin rằng đây là thần dược có công dụng “cải lão hoàn đồng”. 

Cho đến nay, tổ yến vẫn giữ được giá trị không chỉ ở Trung Quốc mà còn lan rộng khắp các nước châu Á. Với mức giá thành lên đến 4.500 USD/ 1 pound (khoảng 0.45kg), tổ yến được xem là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng đắt đỏ bậc nhất hành tinh. Vậy các chất dinh dưỡng trong tổ yến là gì? Chúng đã hình thành nên những công dụng gì?

  • Protein: Đây được xem là chất dinh dưỡng sở hữu hàm lượng cao nhất trong tổ yến. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, tổ yến có chứa đến 42,8 – 54,9% protein; ngoài ra còn có nhiều glucose và các loại acid amin thiết yếu khó thay thế như phenyllamin, cystein và tyrosin… Đồng thời, các vitamin B, E, C, PP; các nguyên tố vi lượng như muối, natri, sắt, photpho cũng được tìm thấy trong bảng thành phần của tổ yến.
  • 6 loại hormone: Tổ yến chứa đến 6 loại hormone, bao gồm estradiol và testosterone. Đây là những hormone giới tính có vai trò quan trọng trong việc phát triển tuyến sinh dục. Ngoài ra, những nội tiết tố này còn liên quan trực tiếp và gián tiếp đến sự hoạt động của các mô cơ quan khác trong cơ thể.
  • Carbohydrate, tro và lipid: Thành phần của tổ yến cũng bao gồm carbohydrate, tro và một hàm lượng nhỏ lipid. Những chất này hỗ trợ nhiều chức năng và hoạt động của cơ thể. 
  • Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tổ yến còn chứa các chất giúp kích thích sự tăng trưởng, phân chia tế bào; đồng thời phát triển, tái tạo các mô và ức chế nhiễm trùng cúm.

chat-dinh-duong-trong-to-yen

  • Tyrosine và Acid Syalic: Đây là các chất dinh dưỡng trong tổ yến chiếm 8.6% trong thành phần. Acid syalic và tyrosine có khả năng hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh chóng trong trường hợp những tế bào hồng cầu gặp tổn thương. 
  • Glucosamine: Chất dinh dưỡng trong tổ yến – glucosamine được xem là loại đường amin – tiền chất nổi bật trong quá trình tổng hợp sinh hóa của protein và lipid glycosyl hóa. Chất dinh dưỡng này có tác dụng nổi bật trong việc điều trị xương khớp, phục hồi sụn khớp khi cơ thể gặp các vấn đề về lão hóa.
  • Aspartic acid: Với hàm lượng 4,69%, Aspartic acid là loại acid amin có trong tổ yến tác dụng rất tốt cho gan. Được xem là chất dinh dưỡng trong tổ yến đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo năng lượng để tế bào hoạt động hiệu quả, đồng thời loại bỏ các chất độc hại tổn thương đến hệ thần kinh, giúp cải thiện các tình trạng như mệt mỏi, căng thẳng. 
  • Proline: Proline là thánh phần chiếm 5,27% chất dinh dưỡng trong tổ yến. Đây là hợp chất thiết yếu hỗ trợ quá trình tái tạo mô, hình thành collagen giúp làn da khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch và duy trì mức huyết áp ổn định.
  • Cystein, phenylalamine: Những acid amin không thể thay thế chiếm hàm lượng 4.5%. Đây là các chất dinh dưỡng trong tổ yến có tác dụng đáng kể đối với việc tăng hấp thu Vitamin D, hỗ trợ tăng cường trí nhớ và gia tăng dẫn truyền xung động thần kinh. 

Những lưu ý khi sử dụng để đảm bảo giá trị của các chất dinh dưỡng trong tổ yến

chat-dinh-duong-trong-to-yen

Tác dụng to lớn mà yến sào mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, cách chế biến cũng đóng vai trò quan trọng để các chất dinh dưỡng trong tổ yến có thể phát huy tối đa công dụng. Lời khuyên khi sử dụng yến sào đó là bạn nên ăn khi bụng rỗng, vào khoảng thời gian buổi sáng ngay sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ một tiếng. Lúc này, yến sào sẽ hỗ trợ các bộ phận cơ thể khởi động một cách nhẹ nhàng và hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.

Mặc dù yến sào có rất nhiều công dụng nhưng bạn chỉ nên dùng loại thực phẩm này với một liều lượng vừa phải để các chất dinh dưỡng trong tổ yến không bị đào thải ra ngoài. Lời khuyên của các chuyên gia về liều lượng sử dụng như sau:

  • Trẻ em 1 – 12 tuổi: 3 gam yến sào/ lần
  • Trẻ vị thành niên và người lớn: 5 – 10 gam yến sào/ lần
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai vào tháng 4 – 7 có thể dùng trung bình 100 gam/ tháng, đều đặn cách ngày khoảng 7 gam/ lần. Phụ nữ mang thai vào tháng 8 – 9 nên giảm liều lượng còn 70 gam/ tháng.
  • Người lớn tuổi: Yến sào đặc biệt bổ dưỡng cho người lớn tuổi, đặc biệt là người già cần phục hồi sức khỏe sau khi phẫu thuật, đau ốm.

Như vậy, vừa rồi Yến Hiếu Hằng đã thông tin đến bạn tác dụng của những chất dinh dưỡng trong tổ yến. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về loại sản phẩm này và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Hotline: 0918 230 095