Yến sào cho bé liệu có tốt? Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có nhiều công dụng tuyệt vời. Những thông tin trong bài viết dưới đây của Yến Hiếu Hằng sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh việc nấu yến sào cho bé, chẳng hạn như trẻ em ăn yến có tốt không hay trẻ mấy tuổi ăn được yến.
Giải đáp thắc mắc: Trẻ em ăn yến có tốt không?
Yến sào cho bé là một trong những cách bổ sung dưỡng chất tuyệt vời giúp trẻ phát triển toàn diện. Dưới đây là những lợi ích khi cho bé ăn yến sào:
Bổ sung yến sào cho bé giúp thúc đẩy sự phát triển trí tuệ
Tổ yến chứa phenylalanine, magie, kẽm, đồng… có công dụng tăng cường trí nhớ, bồi bổ trí não, ổn định hệ thần kinh, hỗ trợ sự phát triển trí não của bé và ngăn ngừa các triệu chứng thần kinh. Việc bổ sung yến sào cho bé giúp phát triển trí não lâu dài, hình thành tư duy tích cực và cải thiện trí nhớ.
Đối với trẻ nhỏ đang bước vào giai đoạn học tập và phải đối mặt với bài kiểm tra hoặc kỳ thi, đó có thể là một gánh nặng cho não bộ. Tin vui là axit amin có trong tổ yến có thể tác động lên não, rất có lợi để cải thiện trí não.
Cho bé ăn yến sào giúp bổ sung đầy đủ các loại nguyên tố vi lượng cần thiết
Yến sào là một thực phẩm bổ sung tốt cho trẻ em đang phát triển. Tổ yến có cấu trúc glycoprotein giúp bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng giúp cơ thể dễ hấp thu. Các nguyên tố vi lượng có trong tổ yến như phốt pho, sắt, natri, kali và axit sialic, axit amin (lysine, cysteine và arginine)… và carbohydrate cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng khác nhau cho trẻ.
Với hơn 50% protein hỗ trợ sự sống và hoạt động của cơ thể, 18 loại axit amin gồm nhiều axit amin thiết yếu mà cơ thể con người không tổng hợp được và hơn 31 nguyên tố vi lượng, yến sào cho bé giúp bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp bồi bổ cơ thể.
Cung cấp canxi giúp trẻ tăng trưởng và phát triển
Tổ yến có thể cung cấp canxi chất lượng cao và dễ hấp thu tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Trẻ em cần bổ sung rất nhiều canxi trong quá trình tăng trưởng lâu dài. Tổ yến giàu canxi hoạt tính, tốt cho trẻ. Không chỉ canxi, các loại axit amin có trong loại thực phẩm này cũng giúp hệ xương của bé phát triển tốt hơn. Vì vậy, mẹ nên nấu yến sào cho bé ăn bồi bổ thường xuyên nhé!
>> Đọc thêm: Mách bạn cách bảo quản yến tươi, yến khô, yến chưng sẵn, yến thô lâu mà không bị mất dinh dưỡng
Yến sào: Thực phẩm giúp tăng cường khả năng miễn dịch
Việc bổ sung yến sào cho bé không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Trong yến sào có chứa một thành phần độc đáo là axit sialic (axit N-acetylneuraminic), là một trong những thành phần quan trọng trong sữa non của mẹ có thể cung cấp cho trẻ sơ sinh sự tăng trưởng và phát triển sớm. Chất này tham gia vào một loạt các chức năng sinh lý trên bề mặt tế bào và có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa các chức năng sinh lý, sinh hóa của cơ thể con người.
Axit sialic cũng là một chất trung gian tuyệt vời của hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng đến dòng chảy của chất nhờn, từ đó mà tổ yến có công dụng hỗ trợ đẩy lùi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Yến sào cũng giúp tăng sinh, sửa chữa tế bào biểu bì và kích thích hệ thống miễn dịch. Vì vậy, việc bổ sung yến sào sẽ giúp trẻ được nâng cao sức đề kháng, ăn ngon, ngủ ngon hơn, đồng thời giúp trẻ mau lớn, có đủ sức đề kháng để phòng chống bệnh tật. Đặc biệt, yến sào còn rất tốt cho trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn, hay mắc các bệnh lặt vặt.
Phục hồi các tế bào bị tổn thương và kích thích sự phát triển của tế bào mới
Tổ yến rất giàu glycoprotein có thể gắn kết các tế bào và collagen lại với nhau, thúc đẩy sự phát triển của tế bào biểu bì và các nhu cầu khác của con người về hấp thụ các nguyên tố vi lượng cũng như làm đẹp vóc dáng.
Nghiên cứu cho thấy tổ yến có chứa yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF), có khả năng thúc đẩy quá trình sinh sản và tái tạo tế bào. Vì vậy, yến sào thường được dùng để làm đẹp và là nguyên liệu trong ngành sản xuất mỹ phẩm.
Yến sào giúp trẻ dễ tiêu hóa
Tổ yến chứa các axit amin như histidine, threonine và một nguyên tố quý hiếm là crom, đóng vai trò rất quan trọng trong việc kích thích hệ tiêu hóa của trẻ, hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Cải thiện chức năng phổi và hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Người Trung Quốc từ lâu đã tin rằng yến sào có thể hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh lao, ho, làm giảm các triệu chứng hen suyễn, ho ra máu và chứng suy nhược thường gặp ở các bệnh phế quản. Một lợi ích sức khỏe khác của tổ yến là cải thiện chức năng phổi.
Trẻ mấy tuổi ăn được yến sào?
Trong giai đoạn cơ thể chưa phát triển ổn định và hệ miễn dịch còn non yếu, trẻ cần được bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết để phục vụ nhu cầu phát triển thể chất và trí não. Do đó, cha mẹ nên cân nhắc việc bổ sung yến sào cho bé. Tuy nhiên, không phải lứa tuổi nào trẻ em cũng được ăn yến sào.
Trẻ em dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không được ăn tổ yến. Lý do là vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định nên sẽ không hấp thụ được chất đạm có trong yến sào. Điều này vừa làm lãng phí chất dinh dưỡng của tổ yến do trẻ chưa hấp thụ được, vừa có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé.
Trẻ từ 6-12 tháng tuổi đang trong giai đoạn ăn dặm nên tập ăn rau, thịt, cá trước. Việc sử dụng yến sào không thực sự cần thiết, có thể gây đau bụng do hệ tiêu hóa không thể xử lý hết chất dinh dưỡng. Nếu vẫn muốn bổ sung cho bé ăn yến sào, có thể chưng yến sào rồi cho vào sữa bột.
Trẻ từ 12 tháng tuổi trở đi đang trong giai đoạn năng động, hiếu động cần năng lượng lớn để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Lúc này, bạn nên nấu cháo yến cho bé ăn để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không nên cho trẻ dưới 10 tuổi ăn quá 2g yến sào/ngày, dùng khoảng 3 lần/tuần. Đối với trẻ trên 10 tuổi, cho trẻ ăn khoảng 5g yến sào/ngày, có thể dùng hàng ngày để cơ thể trẻ được phát triển tốt.
Sau lần cho bé yến sào đầu tiên, hãy quan sát trẻ ít nhất ba ngày để xem trẻ có bị dị ứng với yến sào không.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được trẻ em ăn yến có tốt không hay có nên nấu yến sào cho bé và trẻ mấy tuổi ăn được yến sào.
>> Đừng bỏ lỡ: Yến sào đông trùng hạ thảo và cách sử dụng đúng nhất